• VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÂN AN
  • Luật sư tham gia giải quyết Tranh chấp Thương mại tại Đắk Lắk

    Các Tranh Chấp Thương Mại theo quy định của pháp luật:

    1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;

    2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;

    3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty;

    4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;

    5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

    Phân loại tranh chấp thương mại

    Tranh chấp thương mại cũng là một tranh chấp kinh tế, do đó tranh chấp thương mại có thể là:

    * Theo phạm vi lãnh thổ: Tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế.

    * Tranh chấp hai bên và tranh chấp nhiều bên

    * Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của các bên

    – Tranh chấp do người mua không thực hiện hay thực hiện không đúng theo quy định của hợp đồng.

    – Tranh chấp do người bán không thực hiện hay thực hiện không đúng theo quy định hợp đồng.

    * Tranh chấp hiện tại và tranh chấp tương lai. Tranh chấp hiện tại là tranh chấp đã xảy ra đang cần được giải quyết. Tranh chấp tương lai được hiểu là tranh chấp có thể xảy ra và việc giải quyết được dự liệu trong một điều khoản của hợp đồng.

    * Theo nghiệp vụ giao dịch

    – Tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá

    – Tranh chấp liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá

    – Tranh chấp liên quan đến viêc thanh toán

    * Theo tính pháp lý của hợp đồng (gồm có giá trị pháp lý và hiệu lực của hợp đồng)

    – Tranh chấp liên quan đến việc áp dụng sai chế độ ký kết hợp đồng

    Vi phạm nguyên tắc ký kết

    Căn cứ ký kết không hợp pháp

    Chủ thể ký kết hợp đồng không hợp pháp, hợp lệ

    – Tranh chấp liên quan đến nội dung của hợp đồng

    – Tranh chấp liên quan đến cách thức ký kết hợp đồng

    * Theo tiến trình thực hiện hợp đồng

    – Tranh chấp trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng

    – Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng

    Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại:

    Điều 317 Luật thương mại 2005 quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bao gồm:

    + Thương lượng giữa các bên.

    + Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

    + Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

    Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.

    Tư vấn Việt Luật đã có những bài viết riêng về các hình thức hòa giải, trọng tại thương mại và tòa án. Bạn đọc có thể tham khảo!

    Văn bản pháp luật áp dụng:

    Luật thương mại 2005

    Bộ luật tố tụng dân sự 2015 

    Luật trọng tài thương mại 2010

    --------------------------------------------------

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÂN AN

    ☎️Điện thoại: 0945 011 611 & 0913 570 431

    📧Email: vpluatsutanan@gmail.com

    💻Website: https://luatsutanan.vn/

    🏪Địa chỉ văn phòng: Tầng 5, Tòa nhà AnLand Group, 45 Lý Tự Trọng, P. Tân An, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

      Dịch vụ Luật sưBài viết liên quan