• VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÂN AN
  • ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TRONG KINH DOANH

    Nhãn hiệu là gì?

    Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).

    Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

    Các thuật ngữ “đăng ký thương hiệu”, “đăng ký logo”, “đăng ký tên”, “đăng ký hình ảnh” sẽ được hiểu và áp dụng tương đương với thuật ngữ pháp lý “đăng ký nhãn hiệu”.

    Các thuật ngữ “đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu”, “đăng ký bảo hộ độc quyền logo”, “đăng ký bảo hộ độc quyền tên”, “đăng ký bảo hộ độc quyền hình ảnh” sẽ được hiểu và áp dụng tương đương với thuật ngữ “đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

    Các thuật ngữ “thương hiệu”, logo, hình ảnh thương hiệu, slogan,... là những tên gọi khác của thuật ngữ pháp lý “Nhãn hiệu".

    Đối tượng có thể đăng ký nhãn hiệu:

    Tên sản phẩm, tên thương mại, logo sản phẩm, logo doanh nghiệp.

    Sự cần thiết của việc đăng ký nhãn hiệu

    Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu. Đồng thời, nhãn hiệu cũng không được bảo hộ tự động như quyền tác giả. Tuy nhiên trên thực tế, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều cần thiết và bắt buộc bởi việc đăng ký nhãn hiệu mang đến cho chủ sở hữu nhãn hiệu những lợi ích nhất định. Và vì sao cần phải đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt?

    Vì sản phẩm trí tuệ là tài sản của doanh nghiệp

    Với sự phát triển của Công nghệ thì Nhãn hiệu là một tài sản có giá trị và góp phần quan trọng vào việc phát triển, ghi dấu ấn của Doanh nghiệp và đưa thương hiệu ra thị trường quốc tế.

    Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt, việc đăng ký nhãn hiệu sẽ hạn chế được các cá nhân, tổ chức khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của bạn.

    Để bảo vệ tài sản trí tuệ

    Bảo vệ được tính độc quyền trên sản phẩm, hạn chế được sự cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ và ngăn chặn vấn nạn hàng giả, hàng nhái.

    Đăng ký nhãn hiệu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho chủ sở hữu nhãn hiệu trước các đối thủ cạnh tranh. Khi chủ sở hữu đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu hàng hoá của mình đồng nghĩa với việc tổ chức, cá nhân được pháp luật công nhận là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu và được pháp luật bảo vệ khi có các hành vi xâm phạm hoặc xảy ra tranh chấp. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu hợp pháp có thể thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mình trên thị trường. Tạo niềm tin cho người tiêu dùng và tạo sự yên tâm cho chủ sở hữu nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh. Tâm lý chung của khách hàng mong muốn được sử dụng những sản phẩm chính hãng, rõ nguồn gốc. Nhãn hiệu thể hiện sự cam kết chất lượng; chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ; quảng cáo thương hiệu; kiểm tra và tổ chức thị trường.

    Tránh được rủi ro khi đưa sản phẩm vào thị trường

    Cần đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu ngay khi có ý tưởng kinh doanh, sản xuất để ngăn chặn được các thiệt hại do đối thủ cạnh tranh lợi dụng gây ra và đảm bảo việc đưa sản phẩm ra thị trường sẽ không gặp trở ngại bởi những quy định pháp luật.

    Bên cạnh đó, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ ngăn chặn các hành vi sao chép, lợi dụng kinh doanh trái phép làm ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu, tăng cường vị thế cạnh tranh. Nếu có bất kỳ ai, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác sử dụng nhãn hiệu y hệt hay tương tự cho sản phẩm hay dịch vụ, chủ sở hữu có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; thậm chí là khởi kiện ra toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Chuyển giao, chuyển nhượng tài sản trí tuệ dễ dàng

    Doanh nghiệp có thể tham gia các quan hệ trao đổi, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp với người khác để mở rộng và có thêm nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh.

    Bên cạnh đó, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể dùng để góp vốn, mua bán hoặc sang nhượng. Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, một trong các tài sản được góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, khi tổ chức, cá nhân có giấy chứng nhẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoàn toàn có khả năng góp vốn vào công ty khác. 

    (Nguồn: CÔNG TY LUẬT TNHH LINK & PARTNERS)

    Nếu cần tư vấn đăng ký nhãn hiệu và các thủ tục bảo hộ Sở hữu trí tuệ khác hãy liên hệ với chúng tôi:

    -------------------------------------------------

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÂN AN

    ☎️Điện thoại: 0945 011 611 hoặc 0913 570 431

    📧Email: vpluatsutanan@gmail.com

    💻Website: https://luatsutanan.vn/

    🏪Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa nhà số 45 Lý Tự Trọng, P. Tân An, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

      Bộ câu hỏiBài viết liên quan