• VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÂN AN
  • Mua bán hóa đơn sẽ bị xử lý như thế nào?

    Hỏi: Tôi đang vận hành một doanh nghiệp, do quen biết một người quen lợi dụng tôi đã viết bán hóa đơn cho công ty của họ. Tổng cộng giá trị hóa đơn là 2.065 tỷ đồng, tổng số hóa đơn xuất là 13 bản. Vậy luật sư cho tôi hỏi về vấn đề vi phạm pháp luật tôi bị phạm vào tội gì và bị phạt tù bao nhiêu năm? Người sử dụng hóa đơn do công ty tôi phát hành sẽ vi phạm tội gì?

    Dựa trên câu hỏi của bạn, Văn phòng luật sư Tân An Đắk Lắk Buôn Ma Thuột xin có câu trả lời như sau:

    Điều 203. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

    1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;

    đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

    e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

    c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

    d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

    Do đó, Đối với hành vi của anh chị đã phạm vào tội phát hành trái phép hóa đơn mức phạt là thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Đối với hành vi của người sử dụng hóa đơn sẽ được quy định như sau:

    Điều 200. Tội trốn thuế

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
    ................................................................
    d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
    đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
    .................................................

    Do đó, mức phạt được áp dung trong trường hợp này sẽ là bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

    Theo đó, các hành vi vi phạm như: không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không khai thuế; không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không xuất hoá đơn khi bán hàng, hoặc ghi giá trị thấp hơn giá trị thanh toán thực tế; sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hoá, nguyên vật liệu đầu vào; sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp; khai sai số lượng hàng hoá thực tế…. cấu thành tội trốn thuế.

    Các hành vi trốn thuế bị coi là tội phạm khi số tiền trốn thuế từ một trăm triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án và chưa được xoá án tính về một trong các tội qui định tại các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311.

    Hiện nay vẫn còn xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp nhằm mục đích trục lợi hoặc các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc phát triển sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi mà có hành vi mua bán hóa đơn khống nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế diễn ra rất phổ biến. Đây là hành vi vi phạm pháp luật tùy theo mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm xử phạt hành chính thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của Văn Phòng Luật Sư Tân An về vụ việc nêu trên, hi vọng ý kiến tư vấn trên sẽ hỗ trợ được thắc mắc của bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng liên hệ Văn Phòng Luật Sư Tân An Đắk Lắk để được tư vấn cụ thể.

    --------------------------------------------------

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÂN AN

    ☎️Điện thoại: 0913 570 431 & 0938 48 26 08

    📧Email: vpluatsutanan@gmail.com

    💻Website: https://luatsutanan.vn/

    🏪Địa chỉ văn phòng: Tầng 5, Tòa nhà AnLand Group, 45 Lý Tự Trọng, P. Tân An, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

      Bộ câu hỏiBài viết liên quan